Các giấy phép License Phần mềm

Chi tiết các loại giấy phép 

Liên hệ

CÁC GIẤY PHÉP LICENSE

  1. Các giấy phép license phổ biến

Tổ chức Open Source Initiative (thành lập năm 1998 để quảng bá phần mềm mã nguồn mở) đã phê duyệt hơn 80 giấy phép mã nguồn mở (open source license). Các giấy phép này cơ bản tổ chức thành 02 nhóm: permissive licenses và copyleft licenses.

Permissive license đơn giản và là loại giấy phép nguồn mở cơ bản nhất: Nó cho phép làm bất cứ điều gì với phần mềm miễn là tuân thủ các yêu cầu về thông báo bản quyền (notice requirements). Permissive license cung cấp phần mềm không có bảo hành (warranties), có thể được tóm tắt như sau:

- Làm bất cứ gì bạn muốn với mã nguồn (với mọi mục đích).

- Sử dụng với nguy cơ của riêng (Use at your own risk)

- Xác nhận quyền tác giả/người đóng góp (author/contributor).

Copyleft license thêm yêu cầu so với Permissive license. Ngoài các yêu cầu được liệt kê ở trên, copyleft license yêu cầu:

- Nếu phân phối các tệp nhị phân (binaries), phải công bố kèm mã nguồn các tệp nhị phân đó.

- Mã nguồn công bố cũng phải tuân theo các điều khoản copyleft.

- Không được phép đặt các hạn chế bổ sung đối với việc thực hiện giấy phép của người được cấp phép.

Bảng dưới đây phân loại giấy phép nguồn mở phổ biến theo permissive license và copyleft license. Các giấy phép copyleft được liệt kê theo thứ tự giảm dần của ”sức mạnh” (strength), từ mạnh nhất ở đầu đến yếu nhất ở phía dưới. “Sức mạnh” đề cập đến mức độ mà phần mềm liên quan có thể cũng phải tuân theo các yêu cầu của chính sách copyleft mà phần mềm mã nguồn mở được sử dụng. Ví dụ, giấy phép GPL mạnh vì nó yêu cầu bất kỳ chương trình nào có chứa mã GPL chỉ được chứa mã GPL. LGPL yếu hơn vì nó cho phép liên kết với mã độc quyền khác (phần mềm thương mại) mà không yêu cầu các mã độc quyền đó

phải tuân các yêu cầu GPL. Các giấy phép copyleft yếu nhất, EPL và MPL, cho phép bất kỳ loại tích hợp nào với mã khác, miễn là mã EPL hoặc MPL nằm trong tệp riêng của nó.

    2. Sự tương thích giữa các giấy phép (Compatibility):

Khi một phần mềm sử dụng kết hợp nhiều phần mềm mã nguồn mở khác nhau, thì các giấy phép bản quyền của phần mềm đó phải tương thích với nhau.

Sự tương thích giữa các giấy phép thể hiện ở sơ đồ sau. Trong đó, các giấy phép chỉ tương thích một chiều. Mũi tên từ giấy phép này sang giấy phép khác chỉ ra rằng hai giấy phép đó có thể được kết hợp và kết quả kết hợp là giấy phép tại điểm đến của mũi tên. Để xác định liệu hai giấy phép có thể được kết hợp hay không, cần tìm một giấy phép có thể đạt được bằng các con đường dẫn đến từ mỗi giấy phép. Ví dụ: giấy phép Apache 2.0 và giấy phép GPL2 + có thể được kết hợp bằng GPL3 hoặc GPL3+.

Ngược lại, các giấy phép copyleft (GPL và hầu hết các giấy phép copyleft khác) không tương thích với giấy phép thương mại độc quyền, cũng như với các giấy phép dạng permissive license.

    3. Thông tin cụ thể các giấy phép license

Ngoài ra, một số tính năng nâng cao của MariaDB như Maxscale tuân thủ theo giấy phép license BSL (Business Source License). Mục đích của BSL là cân bằng lợi ích của khách hàng, nhà phát triển, người dùng và nhà cung cấp sản phẩm. Giấy phép này có phần tương tự chính sách Dual license của Oracle.

Theo BSL, mã nguồn luôn sẵn sàng miễn phí và được đảm bảo trở thành open source tại một thời điểm nhất định (change date). Việc sử dụng trong giới hạn (use limitation) quy định trong BSL (của từng sản phẩm) là hoàn toàn miễn phí. Việc sử dụng vượt giới hạn (use limitation) trước khi đến change date thì phải có license của nhà cung cấp, sau thời điểm đó việc sử dụng phần mềm trở nên miễn phí. Tham khảo tại: https://mariadb.com/bsl11

Ví dụ, sản phẩm Maria MaxScale: khi chưa đến change date thì được phép sử dụng với mọi mục đích nếu sử dụng ít hơn 03 instances (MaxScale 2.0 là 01/01/2019, MaxScale 2.1 là 01/07/2019, MaxScale 2.2 là 01/01/2020). Sau change date, MaxScale tuân theo chính sách GPL v2.